16:14 EDT Thứ năm, 28/03/2024 Tốt nghiệp ngành Dược ra trường làm gì? | Những yêu cầu khi thiết kế website giáo dục và trường học | KẾT QUẢ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 17 - 18 | KẾT QUẢ THI ĐUA NĂM HỌC 2016-2017 | Thống kê học sinh đầu năm học 2017-2018 | Lịch công tác tháng 10/2017 | Lịch công tác tháng 6,7 yên thành | Lịch Thi KSCL học kỳ 2 năm học 16-17 | Kế hoạch tháng 5/2017 | kế hoạch tháng 3/2017 | 

DANH MỤC

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 1


Hôm nayHôm nay : 106

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 4144

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 533494

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Trang nhất » Giới thiệu

ĐÁNH GIA TỔNG KẾT NĂM HỌC VÀ PHƯƠNG HƯỚNG 2016-2017

  ỦY BAN NHÂN DÂN               CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 HUYỆN YÊN THÀNH                                   Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
                                                                                                                                                                               
    Số:          /BC-UBND                   Yên Thành, ngày      tháng       năm 2016
         Dự thảo
BÁO CÁO
Tổng kết năm học 2015-2016, phương hướng nhiệm vụ năm học 2016-2017   

 
 
 

Phần I
TÌNH HÌNH VÀ BỐI CẢNH TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2015-2016
 
1. Thuận lợi
Năm học 2015-2016 trong bối cảnh toàn ngành và các địa phương thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng các cấp, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và bầu cử Quốc hội, HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.
Cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp quan tâm, chăm lo công tác giáo dục và đào tạo bằng các chương trình, kế hoạch cụ thể và sâu sát.
Các chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ về Giáo dục và Đào tạo đã đi vào cuộc sống và phát huy có hiệu quả.
Triển khai Đề án “Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo huyện Yên Thành giai đoạn 2016-2020” bước đầu đã có chuyến biết tích cực.
2. Khó khăn
Yên Thành là huyện độc canh về nông nghiệp, có địa bàn rộng, dân số đông, điều kiện kinh tế giữa các vùng miền không đồng đều, nhiều địa phương gặp nhiều khó khăn trong huy động các nguồn lực để bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
Nhu cầu ra lớp của trẻ mầm non tăng quá nhanh, gây áp lực về cơ sở vật chất trường lớp và đội ngũ giáo viên.
Giáo viên thừa, thiếu cục bộ và mất cân đối giữa các bộ môn ảnh hưởng không nhỏ đến việc bố trí giảng dạy trong các nhà trường...
 
Phần II
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ  NĂM HỌC 2015-2016
Căn cứ Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 30/7/2013 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020; Chương trình hành động số 33-CTr/TU ngày 27/10/2014 của BCH Đảng bộ tỉnh Nghệ An về việc thực hiện Nghị quyết số 29/NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Chỉ thị số 3131/CT-BGD&ĐT ngày 25/8/2015 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp năm học 2015-2016; các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT Nghệ An. Uỷ ban nhân huyện Yên Thành đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2015-2016 với các nội dung sau:
I. Quy mô cơ sở giáo dục, đào tạo và học sinh
1. Số lượng trường, lớp các cấp học
Năm học 2015 - 2016, toàn huyện có 121 trường với 2024 lớp. Trong đó, cấp học Mầm non có 39 trường với 480 lớp; Cấp học Tiểu học có 41 trường với 796 lớp; Cấp học THCS có 32 trường với 488 lớp; 01 trường PTCS với 34 lớp; Cấp học THPT có 8 trường (6 trường công lập và 2 trường tư thục) với 226 lớp.
Ngoài ra huyện còn có 01 Trung tân GDTX với 4 lớp; 01 trường Trung cấp nghề Kỷ thuật - CNN với 2 khóa đào tạo trung cấp, 01 khóa Sơ cấp nghề và 39 Trung tâm học tập cộng đồng.
2. Số lượng học sinh các ngành học
Nhà trẻ có 2.373  cháu, giảm 3.7%, Mẫu giáo có 13.759 em, tăng 7.21% so với năm học 2014-2015.
 Tiểu học có 21.828 em, tăng 2,7% so với năm học 2014-2015.
 THCS có 16.040 em, giảm 0,3% so với năm học 2014-2015.
 THPT có 8.761 em, tăng 0.2% so với năm học 2014-2015.
  GDTX có 87 học viên BTVH, giảm 46% so với năm học 2014-2015.
  Trung cấp nghề có 1.312 học viên (nghề ngắn hạn 801, nghề dài hạn 511), tăng 372 học viên so với năm học 2014-2015.
II. Kết quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo:
1. Về công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và hành động trong triển khai thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức các hoạt động tuyên truyền quán triệt các văn bản chỉ đạo về nhiệm vụ, giải pháp phát triển giáo dục và đào tạo của Bộ, tỉnh, huyện tại các hội nghị của ngành, tại các buổi sinh hoạt ở trung tâm học tập cộng đồng, các hội nghị tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán, nhân viên các cấp học trong năm học, tạo được sự quyết tâm, thống nhất, đồng thuận cao trong ngành và tạo sức lan tỏa ra xã hội.
 Phối hợp với các cơ quan liên quan kịp thời biểu dương gương người tốt, việc tốt trong việc thực hiện nhiệm vụ của ngành như: Phong trào xây dựng trường chuẩn quốc gia, phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi, đánh giá học sinh tiểu học, thực hiện thí điểm mô hình trường học mới, kiểm định chất lượng giáo dục vv.
Chuyên môn ngành đã phối hợp chặt chẽ với Công đoàn Giáo dục huyện triển khai các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành trong mỗi đơn vị, cơ sở giáo dục; chú trọng tính thiết thực, hiệu quả của phong trào thi đua gắn chặt với các nhiệm vụ trọng tâm của ngành; phát huy hiệu quả vai trò của các tổ chức Đoàn, Hội, Đội, gia đình và cộng đồng trong việc quản lý, phối hợp giáo dục toàn diện cho học sinh, đặc biệt đã làm tốt công tác an ninh trường học, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, ngăn ngừa bạo lực học đường,..vv.
2. Về công tác quản lý giáo dục và đào tạo
Trên cơ sở thực trạng về GD&ĐT huyện Yên Thành, Phòng đã xây dựng Đề án " Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020; tiến hành rà soát, điều chỉnh mạng lưới trường, lớp phù hợp với điều kiện của từng địa phương.
Tiếp tục triển khai Chương trình hành động số 33-CTr/TU của Ban Chấp hành Tỉnh uỷ Nghệ An ngày 27/10/2014 về việc thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI  về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
  Tăng cường phân cấp quản lý, hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các Phòng, ban ngành và địa phương trong quản lý giáo dục, Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp Phòng Nội vụ triển khai, thực hiện Đề án sắp xếp đội ngũ giáo viên theo vị trí việc làm nhằm ổn định đội ngũ, đồng thời từng bước giải quyết vấn đề dôi dư giáo viên.
          Thường xuyên tổ chức kiểm tra chuyên ngành, kiểm tra đột xuất về thực hiện nhiệm vụ năm học; chế độ chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; các khoản thu, chi đầu năm học; kiểm tra việc đánh giá, xếp loại học sinh, việc dạy thêm, học thêm trên địa bàn huyện và các bếp ăn bán trú.... Tăng cường nắm bắt thông tin qua hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm, dứt điểm các sai phạm sau thanh tra, kiểm tra. Chỉ đạo các trường làm tốt công tác tự kiểm tra nội bộ.
          Thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, chính sách ưu đãi đối với học sinh diện chính sách xã hội đã góp phần giúp học sinh khắc phục khó khăn trong học tập, khắc phục tình trạng học sinh bỏ học.
  Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các cơ quan quản lý giáo dục; khai thác, ứng dụng có hiệu quả các phần mềm phục vụ công tác quản lý và tổ chức dạy học. Triển khai hoạt động “Trường học kết nối”, hướng dẫn và tạo điều kiện giáo viên các cấp học khai thác tư liệu, tài liệu, trao đổi thông tin qua mạng; xây dựng bài giảng Eleaning để phục vụ dạy học và giáo dục.
3. Về tổ chức hoạt động giáo dục:
3.1. Thực hiện nhiệm vụ chung của các cấp học
Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học; chú trọng giáo dục lý tưởng, lòng yêu nước, truyền thống, đạo đức, tư tưởng, lối sống; nâng cao năng lực ngoại ngữ, tin học; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; phát triển khả năng tự học và sáng tạo.
          Phối hợp với các cấp, các ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, giáo dục an toàn giao thông, tăng cường công tác an ninh trường học. Chỉ đạo các trường tổ chức cho học sinh tham dự cuộc thi trực tuyến trên mạng  về “Tìm hiểu chủ quyền biển đảo Việt Nam” và “Giao thông thông minh”. Tổ chức giao ban an ninh trường học cụm tại huyện Yên Thành đạt kết quả tốt.
Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị về công tác PCGD; giữ vững, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở; tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở, trung học phổ thông.
          Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân huyện về thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch, khung thời gian năm học 2015-2016.
Đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng giáo dục trong các cơ sở giáo dục theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT góp phần tăng cường nền nếp quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Kết quả trong năm học có 11 trường đạt cấp độ 3 (cấp học tiểu học 6 trường, cấp học mầm non 2 trường, cấp học trung học phổ thông 3 trường).
Chăm lo công tác bồi dưỡng giáo viên, tổ chức triển khai các chuyên đề chuyên môn, trong năm học có 189 giáo viên cấp THCS đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 45 GV THPT đạt GVDG cấp tỉnh.
3.2. Giáo dục mầm non
          a. Công tác nuôi dưỡng và chăm sóc bảo vệ sức khỏe
Tổng số trẻ được khám khỏe định kỳ : 16.275
          Tổng số trẻ bị mắc bệnh: 1802 -  tỷ lệ  : 11 %,
Trong đó, số trẻ mắc bệnh sâu răng:  1.381  tỷ lệ : 8,4 %
Tổng số trẻ mầm non bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: 1.046 cháu-tỷ lệ 6,4 %
          Tổng số trẻ mầm non bị suy dinh dưỡng thể thấp còi:  1.145 cháu - tỷ lệ 7 %
 Riêng trẻ 5 tuổi:  Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân:  252/4281 – tỷ lệ : 5,9%
 Suy dinh dưỡng thể thấp còi:   270/4271 -  tỷ lệ: 6,4%  giảm 1%.                                              
Phối hợp với y tế xã, thị trấn thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh tại các trường mầm non; phối hợp với tổ nhà bếp, giáo viên phụ trách lớp thực hiện các biện pháp can thiệp với trẻ suy dinh dưỡng và trẻ béo phì.
Thực hiện nghiêm túc việc ký kết hợp đồng với đơn vị cung ứng thực phẩm sạch, người có giấy kinh phép kinh doanh theo quy định để bảo đảm thực phẩm sạch an toàn.  Xây dựng thực đơn phù hợp với mức đóng góp và điều kiện của địa phương và đảm bảo đủ các dưỡng chất theo quy định. Số trẻ ăn bán trú: 15.224/16.275 trẻ - tỷ lệ 94.5%, trong đó nhà trẻ 2.108, tỷ lệ 88,7%; Mẫu giáo 13.116/ 13.899 - tỷ lệ 94.5%, tăng 1% so với năm học 2014 - 2015.
b. Công tác giáo dục
Phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường thực hiện nghiêm túc 2 chuyên đề trọng tâm “Chuyên đề nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non “ và chuyên đề “ Mua sắm bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học”  và tiếp tục  nâng cao chất lượng các chuyên đề “ Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non” ; chuyên đề “Tổ chức cho trẻ mẫu giáo thực hành trải nghiệm với môi trường tự nhiên”.  Xây dựng 02 trường MN Thị trấn, MN Nhân Thành làm điểm để nhân ra diện rộng ở tất cả các trường.
          Tổ chức 05 lớp tập huấn cho cán bộ quản lý và cốt cán chuyên môn các nhà trường. Các trường đã tham mưu chính quyền địa phương, vận động phụ huynh cải tạo cảnh quan môi trường, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục phát triển vận động. Chỉ đạo 100%  các đơn vị xây dựng khu vui chơi vận động ngoài trời, có đủ các loại đồ chơi vận động cho trẻ hoạt động . Trong năm học có 02 đơn vị xây dựng được nhà vận động ngoài trời ( MN Hồng Thành, MN Nam Thành )
          Chỉ đạo các nhà trường lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục phát triển vận động vào hoạt động vui chơi và các hoạt động giáo dục khác. Tổ chức Hội thảo đúc rút kinh nghiệm để triển khai thực hiện chung trong toàn huyện.
Tổ chức tổng kết 3 năm thực hiện chuyên đề: “nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động trong trường mầm non” Tổng kết năm thực hiện thông tư 13/2010/TT-BGD&ĐT ngày 15/4/2010 về “xây dựng trường học an toàn,phòng chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non”. Tổng kết 5 năm thực hiện đề án phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi.
Tích cực huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp: nhà trẻ đạt 21,4%, mẫu giáo đạt 90,5% (trẻ 5 tuổi, đạt tỷ lệ 99.99%). Tập trung nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ nhà trẻ và mẫu giáo.
 100% trường mầm non tổ chức ăn cho trẻ, học ngày 2 buổi/ngày; trẻ được cân đo, khám sức khỏe, theo dõi biểu đồ định kỳ; tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch. 100% trường mầm non thực hiện Chương trình giáo dục mầm non Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi và triển khai thực hiện các chuyên đề chuyên môn, đặc biệt là chuyên đề vận động, đồng thời thực hiện chương trình hướng dẫn chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình đảm bảo mục tiêu giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1.
 Tăng cường đầu tư mua sắm trang thiết bị, tài liệu, học liệu; phát động phong trào tự làm đồ dùng, đồ chơi để phục vụ dạy và học …, làm tốt công tác bảo quản, sử dụng, thường xuyên bảo trì bảo dưỡng đảm bảo an toàn cho trẻ.
3.3. Giáo dục Tiểu học
Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 16/2006/QĐ- BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Quyết định số 1517/QĐ-UBND.VX của UBND tỉnh Nghệ An ngày 20/4/2015 về kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày, trong năm học đã đạt được những kết quả cụ thể đó là:
+ 100% trẻ 6 tuổi vào học lớp 1; 38/39 xã đạt PCGD-XMC mức độ 3, tỉ lệ: 97,4%; huyện đạt PCGD-XMC mức độ 3 vững chắc.
+ Có 100% các trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Trong đó có 98% trường có 100% HS được học 2 buổi/ngày.
+ Kết quả đánh giá phẩm chất, năng lực, quá trình và kết quả học tập của học sinh từng khối lớp;
 
Khối T. số HS Năng lực Phẩm chất QT&KQHT
Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt Hoàn thành Chưa HT
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
1 5066 5027 99,2 39 0,8 5055 99,8 11 0,2 4974 98,2 92 0,8
2 4197 4184 99,7 13 0,3 4191 99,9 6 0,1 4174 99,5 23 0,5
3 4292 4283 99,8 9 0,2 4292 100 0 0 4271 99,5 21 0,5
4 4014 4007 99,8 7 0,2 4007 99,8 7 0,2 3987 99,3 27 0,7
5 4159 4156 99,9 3 0,1 4157 99,9 2 0,1 4130 99.3 29 0,7
Tổng 21728 21657 99,7 71 0,3 21702 99,9 26 0,1 21536 99,1 192 0,9
 
Tiếp tục chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy và học gắn với đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực người học; kết hợp đánh giá trong quá trình dạy học với đánh giá cuối học kỳ, cuối năm học.
Mở rộng áp dụng dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo tài liệu Công nghệ giáo dục tại 42/42 trường tiểu học và PTCS; tiếp tục thực hiện tốt mô hình trường tiểu học mới (VNEN) tại 2 trường. Triển khai rộng rãi phương pháp “bàn tay nặn bột”; nhiều trường đã tích cực triển khai nhân rộng mô hình trường học mới VNEN bằng nhiều hình thức.
Tổ chức triển khai có hiệu quả việc dạy học Ngoại ngữ, Tin học. Trong năm học có 42/42 trường dạy học ngoại ngữ trong đó có 21 trường tổ chức dạy học ngoại ngữ theo chương trình ngoại ngữ 10 năm (4 tiết/tuần), 16/41 trường Tiểu học dạy tin học,
Chỉ đạo các trường tiểu học thực hiện tốt việc đánh giá học sinh theo Thông tư 30/2014/TT- BGDĐT. Chấm dứt tình trạng dạy thêm, học thêm đối với giáo dục tiểu học theo Chỉ thị số 5105/CT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tổ chức kiểm tra, sơ kết, rút kinh nghiệm việc thực hiện các văn bản nói trên.  
Tỉ lệ lên lớp: 99,2; HTCTTH: 99,5%,
Học sinh đạt giải trong các cuộc giao lưu các cấp: IOE cấp huyện: 68 em; cấp tỉnh: 28 em; cấp quốc gia: 01 em; Tin học trẻ: cấp huyện: 18 em; cấp tỉnh: 02 em; Thể duc thể thao: cấp huyện: 138 em; cấp tỉnh: 19 em; cấp quốc gia: 01 huy chương đồng.
Tích cực vận động, giúp đỡ để không có học sinh bỏ học đặc biệt những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh mặc cảm do học yếu.
Trong năm học công nhận mới: 01 trường (TH Mỹ Thành) đạt trường chuẩn quốc gia mức độ 2; 28 trường được Sở GD&ĐT kiểm tra công nhận lại trường đạt chuẩn sau 5 năm, 02 trường (TH Công Thành 2 và TH số 1 Đô Thành) không được công nhận lại đạt CQG do thiếu CSVC; 100% các trường tự tổ chức đánh giá công tác KĐCL, 6 trường được đánh giá ngoài và được công nhận cấp độ 3 nâng tổng số trường đạt cấp độ 3 về KĐCL lên 16/41 trường.
          3.4. Giáo dục THCS
Huy động 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào học lớp 6. Duy trì tốt sỹ số, tỷ lệ bỏ học giảm 0,18% so với năm học 2014-2015. Huyện đạt chuẩn phổ cập GDTHCS mức độ 1, trong đó có  5/33 xã đạt chuẩn mức độ 3, 21/33 xã đạt chuẩn mức độ 2.
Tiếp tục chỉ đạo các trường xây dựng, điều chỉnh và triển khai thực hiện nghiêm túc chương trình các môn học;  thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học gắn với đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục;
          Nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học ngoại ngữ trong trường theo Kế hoạch dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010-2020, triển khai có hiệu quả chương trình Tiếng Anh thí điểm lớp 6,7,8 tại 10 trường THCS: Bạch Liêu, Bắc Thành, Công Thành, Đô Thành, Hồ Tông Thốc, Phan Đăng Lưu, Trung Thành, Lăng Thành, Văn Thành, và Phú Hồng, chuẩn bị điều kiện để thực hiện mô hình trường học mới ở cấp THCS vào năm học 2016-2017.
Thực hiện đúng quy định về đánh giá, xếp loại học sinh THCS theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ GD&ĐT. Chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá cho từng môn, lớp với các bài kiểm tra định kỳ. Thống nhất hình thức, ma trận đề kiểm tra; thống nhất khung thời gian có số lần điểm kiểm tra thường xuyên tối thiểu. Chất lượng toàn diện ngày càng được nâng lên, so với năm học 2014-2015 học lực khá giỏi tăng 2,1%, yếu kém giảm 1,2 %; tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 98,9%. Cụ thể:
Kết quả hạnh kiểm, học lực (số liệu tính 31/5/2016)
Khối Số HS đánh giá XL Hạnh kiểm Học lực
Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu, kém
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
Tổng 15984 11094 69.4 3928 24.6 925 5.8 37 0.2 1917 12.0 6337 39.6 6315 39.5 1415 8.9
6 4325 2994 69.2 1084 25.1 239 5.5 8 0.2 487 11.3 1677 38.8 1672 38.7 489 11.2
7 3971 2734 68.8 963 24.3 266 6.7 8 0.2 469 11.8 1625 40.9 1444 36.4 433 10.9
8 3837 2547 66.4 1017 26.5 255 6.6 18 0.5 443 11.5 1482 38.6 1512 39.4 400 10.4
9 3851 2819 73.2 864 22.4 165 4.3 3 0.1 518 13.5 1553 40.3 1687 43.8 93 2.4
Quan tâm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo, kèm cặp, giúp đỡ học sinh yếu kém ngay từ đầu năm học để giảm tỷ lệ học sinh yếu kém, tăng tỷ lệ học sinh khá, giỏi. Trong năm học có 737 học sinh lớp 9 được công nhận học sinh giỏi huyện; 50 em đạt học sinh giỏi tỉnh về văn hóa (trong đó có 02 giải nhất, 13 giải nhì, 19 giải ba); 4 học sinh đạt giải trong cuộc thi sáng tạo KHKT cấp tỉnh; 156 học sinh được công nhận đạt giải cấp tỉnh, cấp quốc gia qua cuộc thi IOE, tin học trẻ;
Tổ chức tốt Hội khoẻ Phù Đổng cấp huyện, bồi dưỡng đội tuyển vận động viên tham gia Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh, toàn quốc. Kết quả 75 học sinh đạt giải cấp tỉnh và 6 học sinh đạt giải cấp Quốc gia, Yên Thành được xếp thứ 4 toàn đoàn.
Tổ chức tốt Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp huyện chu kỳ 2015-2017, kết quả có 189 giáo viên được công nhận GVDG cấp huyện.
Tích cực xây dựng và củng cố hệ thống trường chuẩn quốc gia, trong năm học  có thêm 1 trường THCS đạt chuẩn quốc gia (THCS Phan Đăng Lưu) nâng tổng số trường đat chuẩn quốc gia cấp THCS lên 12/33 trường (đạt tỷ lệ 36,4 %). 100% các trường đều thực hiện việc tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục, trong đó có 3 trường đề nghị Sở GD&ĐT tổ chức đánh giá ngoài về KĐCL.
3.5. Giáo dục THPT
Tập trung chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy và chuẩn bị tốt cho học sinh tham gia thi học sinh giỏi tỉnh, kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia. Chất lượng giáo dục toàn diện được chú trọng, đặc biệt quan tâm giáo dục đạo đức, giáo dục kỷ năng sống...
Kết quả: tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 97,66%, có 10 em có tổng điểm 3 môn đạt từ 27 điểm trở lên trong kỳ thi THPT quốc gia (trong đó trường THPT Bắc Yên Thành có 5 em đạt tổng điểm 3 môn từ 27 điểm trở lên).
Về hạnh kiểm, học lực (tính đến thời điểm 31/5/2016)
Khối Số HS đánh giá XL Hạnh kiểm Học lực
Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu, kém
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
10 2944 1998 67.9 693 23.5 219 8.6 34 1.2 353 12.0 1352 45.9 1042 35.4 199 6.7
11 2613 1805 69.1 563 21.5 208 9.4 37 1.4 417 16.0 1216 46.5 849 32.5 132 5.0
12 2699 2285 84.7 365 13.5 45 1.8 4 0.1 511 18.9 1636 60.6 541 20.0 11 0.4
+ 8256 6088 73.7 1621 19.6 472 6.6 75 0.9 1281 15.5 4204 50.9 2432 29.5 342 4.1
Có 101 học sinh lớp 11 được công nhận học sinh giỏi tỉnh trong đó 1 giải nhất, 27 giải nhì, 28 giải ba, trường THPT Phan Đăng Lưu được xếp thứ 6 trên tổng số 91 trường THPT trong toàn tỉnh; có 3 sản phẩm đạt giải trong cuộc thi sáng tạo KHKT cấp tỉnh, 01 sản phẩm đạt giải ba sáng tạo KHKT cấp quốc gia; có 45 giáo viên THPT được công nhận GVDG cấp tỉnh chu kỳ 2015 - 2019.
    Thực hiện giao ban theo định kỳ giữa hiệu trưởng các trường THPT, TTGDTX với trưởng phòng GD&ĐT do phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách khối văn xã chủ trì.
    3.6. Giáo dục thường xuyên và trung cấp chuyên nghiệp 
     Tiếp tục đẩy mạnh công tác xóa mù, củng cố mô hình hoạt động của trung tâm HTCĐ nhằm nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục một cách bền vững. Kết quả 39/39 xã, thị trấn đạt  phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập tiểu học đúng độ tuổi (có 95% xã, thị trấn đạt mức độ 2) và PC THCS.
  Làm tốt công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, THPT. Thực hiện đa dạng hóa và linh hoạt trong công tác đào tạo nghề.
          Chất lượng đào tạo nghề đã có sự chuyển biến và nâng lên khá rõ nét. Số học sinh học trung cấp hoặc cao đẳng nghề nói chung và trường trung cấp nghề kỹ thuật Công - Nông nghiệp Yên Thành nói riêng sau khi tốt nghiệp tìm được việc làm và có thu nhập ổn định đạt từ 85% - 87%, một số nghề sau đào tạo đạt 100% lao động có việc làm ổn định.
4. Về công tác phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đào tạo
Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý các trường nhằm nâng cao kỹ năng quản trị trường học. Nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ nhà giáo để thực sự là tấm gương cho học sinh noi theo. Trong năm học, đã tổ chức bồi dưỡng kỹ năng quản trị, quản lý cho 98 Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường tiểu học, 15 Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng THCS.
Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục theo Chuẩn nghè nghiệp đã ban hành. Tiếp tục rà soát, thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THCS chuẩn bị cho việc triển khai chương trình, sách giáo khoa mới. Trong năm học, toàn ngành đã đề bạt 26 cán bộ quản lý, miễn nhiệm 01 người, luân chuyển 12 người, bổ nhiệm lại 15 người.
Tiếp tục chọn cử giáo viên ngoại ngữ tham gia bồi dưỡng, khảo sát, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng quy định, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ. Trong năm học, Phòng đã tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho 1.685 lượt cán bộ, giáo viên các cấp học về đổi mới phương pháp dạy học, những nội dung mới và khó trong chuyên môn, về kỷ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý, kỷ năng đánh giá học sinh vv... góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cốt cán các cơ sở giáo dục. Chất lượng đội ngũ giáo viên được nâng lên, tỷ lệ giáo viên trên chuẩn đào tạo tăng, đến cuối năm học, tỷ lệ giáo viên trên chuẩn đào tạo ở mầm non đạt 88%, tiểu học đạt 95%, THCS đạt 87%, THPT đạt 35%.
5. Tăng nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
Tích cực tham mưu với các địa phương thực hiện lồng ghép các nguồn vốn đầu tư xây dựng chương trình nông thôn mới gắn với việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Đồng thời đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục với nhiều hình thức tạo nguồn lực quan trọng để nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị trường học đáp ứng nhu cầu tối thiểu về dạy - học và hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trong các trường học. Trong năm học đã xây dựng và đưa vào sử dụng 65 phòng học mới kiên cố, 2 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia nâng tổng số trường đạt trường chuẩn quốc gia lên 84 trưởng, đạt tỷ lệ 70,5% (tỉnh 62,87%), trong đó cấp học mầm non 30/39, đạt tỷ lệ 76,9% (tỉnh 59,0%), cấp học tiểu học 38/41, đạt tỷ lệ 92,6% (tỉnh 84.31%); cấp học THCS 12/33, đạt tỷ lệ 36,3% (tỉnh 42,4%), cấp học THPT 4/6 trường, đạt tỷ lệ 66,6% (tỉnh 42.47%).
 
 
ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Những kết quả nổi bật trong năm học 2015-2016
 Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, giáo dục pháp luật, giáo dục an toàn giao thông được tăng cường góp phần ngăn chặn có hiệu quả các hiện tượng tiêu cực trong trường học, củng cố nền nếp, kỷ cương, giữ vững sự ổn định và phát triển. Ý thức phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện của đội ngũ nhà giáo và học sinh có tiến bộ rõ rệt.
Chất lượng giáo dục có nhiều tiến bộ theo hướng vững chắc và toàn diện hơn. Chất lượng phổ cập giáo dục bền vững.
Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia tiếp tục được quan tâm. Hệ thống trường chuẩn quốc gia đã phát huy tốt vai trò thúc đẩy chất lượng giáo dục toàn diện.
Công tác xã hội hoá giáo dục đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Công tác khuyến học, khuyến tài được các địa phương, dòng họ quan tâm nhằm động viên con em học tập, rèn luyện.
 Công tác quản lý giáo dục tiếp tục được đổi mới, quản lý nhà nước về giáo dục được tăng cường; sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và sự phối hợp của các đoàn thể trong công tác giáo dục ngày càng sâu sát và thiết thực; công tác tham mưu của phòng GD&ĐT, các trường học kịp thời và hiệu quả; dân chủ, kỷ cương trong trường học được mở rộng gắn liền với công tác thanh tra, kiểm tra đã đi vào nền nếp có tác dụng thúc đẩy, nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện; các kỳ thi trong ngành tiếp tục được cải tiến, tạo được sự đồng thuận và ủng hộ của nhân dân.
2. Những mặt hạn chế
Tốc độ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia còn chậm so với yêu cầu đề ra;
Chất lượng mũi nhọn (đặc biệt là khối THCS) còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng.
Công tác kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục chưa được các trường quan tâm đúng mức.
Số giáo viên, nhân viên vi phạm về DS-KHHGĐ còn nhiều nhưng chưa có biện pháp xử lý.
Sự phối hợp giữa hệ thống trường THPT với phòng GD&ĐT có lúc có khi còn thiếu nhịp nhàng.
3. Nguyên nhân của hạn chế
Đời sống kinh tế ở một số địa phương còn khó khăn, nhận thức của một số bộ phận phụ huynh học sinh chưa đầy đủ, còn mang tính ỉ lại cho nhà nước và các nhà trường do đó việc huy động nguồn lực cho giáo dục còn hạn chế.
 Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi chưa có chiều sâu, thiếu tính đột phá.
Giáo viên thừa, thiếu cục bộ; định mức biên chế giáo viên/lớp của các trường Tiểu học thấp, không tương xứng với nhiệm vụ dạy học 2 buổi/ngày.
Nhu cầu ra lớp của trẻ mầm non tăng nhanh, gây áp lực về cơ sở vật chất trường lớp và đội ngũ giáo viên.
Nhận thức của một số bộ phận giáo viên, nhân viên trong việc thực hiệnính sách DS-KHHGĐ còn hạn chế làm ảnh hưởng đến phòng trào chung của toàn ngành.
 
 
Phần III
PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM HỌC 2016 – 2017
 
Năm học 2016-2017, năm thứ hai tổ chức triển khai thực hiên Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, phát huy những kết quả đã đạt được năm học 2015-2016, đẩy mạnh phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Thành tập trung thực hiện các  nhóm nhiệm vụ trọng tâm sau đây:  
1.  Chỉ tiêu cụ thể cho từng cấp học:
1.1. Cấp học mầm non
- Huy động cháu vào nhà trẻ đạt  20%-22%.
- Huy động học sinh vào mẫu giáo đạt 91%-93% (trong đó trẻ 5 tuổi đạt 100%); Tỷ lệ bán trú đạt 93% - 95%.
- Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm: Thể thấp còi dưới 5,5%, nhẹ cân 4.5%; 100% trẻ được khám sức khỏe định kỳ.
- Xếp loại chuyên môn đạt từ 90% trở lên loại khá, giỏi.
-  260 giáo viên và cán bộ quản lý có sáng kiến kinh nghiệm được xếp bậc 3; có 2 đến 3 sáng kiến được công nhận cấp tỉnh.
- 180 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện.
- Duy trì vững chắc phổ giáo dục cho trẻ 5 tuổi.
- 80% trường giảng dạy trên máy vi tính.
- 02 trường đạt chuẩn quốc gia: (MN Hùng Thành, MN Viên Thành).
- 100% trường tổ chức tự đánh giá, phấn đấu 4 trường được đánh giá ngoài (MN Nam Thành, MN Tiến Thành, MN Thị Trấn, MN Phú Thành).
 
1.2. Cấp học tiểu học
- Huy động trẻ 6 tuổi  vào lớp 1 đạt 100%.
- Hoàn thành chương trình Tiểu học đạt 99,9%
- Lên lớp thẳng đạt 99,5%
- 50%  trường học Tin học; 100% trường dạy Tiếng Anh trong đó có 60% trường dạy Tiếng Anh theo chương trình mới (4 tiết/tuần).
- Số học sinh tham gia các cuộc giao lưu, Tiếng Anh qua mạng tăng so với năm học 2015-2016.
- 300 cán bộ, giáo viên có sáng kiến kinh nghiệm đạt bậc 3, trong đó có 4 đến 6 sáng kiến được công nhận cấp tỉnh.
- Giáo viên dạy giỏi cấp huyện: 150 người
- Các cuộc giao lưu cấp tỉnh Yên Thành xếp vào tốp 3 trong 21 huyện, thành, Thị và phấn đấu có học sinh dự thi cấp Quốc gia.
- Dữ vững huyện đạt phổ cập GDTH đúng độ tuổi mức 3.
- 2 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1: tiểu học Lý Thành; trường tiểu học Phúc Thành 2; tiểu học Minh Thành, Sơn Thành đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. 
- Tổ chức giao lưu Toán tuổi thơ, Tiếng Anh, viết chữ đẹp cấp trường.
- 100% trường dạy học theo chương trình Tiếng Việt công nghệ giáo dục lớp 1.
- 100% trường hoàn thành công tác kiểm định chất lượng giáo dục, phấn đấu 6 trường đạt cấp độ 3: tiểu học Thịnh Thành, Sơn Thành, Hợp Thành, Đô Thành 2, Lý Thành.
- 95% số trường tổ chức học 9 buổi/tuần, 15% số trường tổ chức bán trú
- 100% trường tổ chức nhân rộng mô hình trường tiểu học mới VNEN ở các mức độ và thực hiện tích cực đổi mới phương pháp dạy học.
1.3. Cấp trung học cơ sở
- Huy động 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6.
- Tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 99,%.
- Lên lớp thẳng đạt 95,0%.
- Học lực: loại giỏi 12.5%, loại khá 40%, loại trung bình 47,0, loại yếu 0,5%.
- Hạnh kiểm loại tốt, khá 95%, loại trung bình 5%, không có loại yếu, kém.
- 100% trường học tin học.
- Học sinh tham gia các cuộc giao lưu và Tiếng Anh qua mạng tăng so với năm học 2015-2016.
- Học sinh giỏi tỉnh lớp 9 xếp vào tốp 6 trong 21 huyện, thị, thành; 
- 260 cán bộ, giáo viên có sáng kiến kinh nghiệm đạt bậc 3, trong đó có 2 đến 4 sáng kiến được công nhận cấp tỉnh.
- Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh 20 người.
- 2 trường đạt chuẩn quốc gia: THCS Phúc Thành, THCS Phú-Hồng.
- 100% trường hoàn thành công tác tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục, phấn đấu có 3 trường đạt cấp độ 3 (THCS Lăng Thành, THCS Bạch Liêu, THCS Tân)
- Duy trì vững chắc 39/39 xã đạt chuẩn PCGDTHCS mức độ 1.
  1.4. Cấp học trung học phổ thông
- Huy động học sinh tốt nghiệp THCS vào THPT đạt 95%,  trong đó 88% vào lớp 10 THPT và BT THPT, 7% vào học trung học Nghề.
- Học sinh giỏi tỉnh lớp 11 có trường xếp tốp 5 trong tổng số trường THPT toàn tỉnh.
- Thi tuyển sinh vào Đại học có trường được xếp vào tốp 200 trong tổng số các trường THPT toàn quốc.
- 01 trường đạt chuẩn quốc gia: THPT Yên Thành 3.
1.5. Trung cấp nghề
 - Tuyển sinh 500 học viên trung cấp, 800 học viên sơ cấp. Sau tốt nghiệp có việc làm ổn định.
- Phối hợp với các TTHTCĐ mở các lớp đào tạo ngắn hạn cho nhân dân đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động...
 2. Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục, đào tạo:
Tổ chức quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, xây dựng kế hoạch hành động để thực hiện các Nghị quyết, Đề án. Có biện pháp chỉ đạo quyết liệt nhằm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu về Giáo dục & Đào tạo. Tăng cường phân cấp quản lý, hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các phòng, ban ngành trong quản lý giáo dục; Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo thông qua quản lý, đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý và hoạt động của các nhà trường.
Tiếp tục làm tốt công tác thanh, kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục ở các cấp học; chú trọng công tác tự kiểm tra nội bộ. Chỉ đạo, giám sát việc thực hiện các chính sách đối với cán bộ, giáo viên.
Thực hiện có hiệu quả Nghị định 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các trường học. Thực hiện triệt để việc giao dịch văn bản điện tử giữa phòng GD&ĐT với các nhà trường. Tích cực đổi mới công tác thông tin tuyên truyền; phối hợp với phòng văn hóa, các phòng, ban và các tổ chức liên quan trong việc tuyên truyền kịp thời những chủ trương, chính sách lớn của ngành. 
Đổi mới công tác thi đua khen thưởng theo hướng thiết thực, hiệu quả, đúng Luật Thi đua khen thưởng; phát hiện, xây dựng, nhân rộng các nhân tố mới, nhân tố điển hình.
3. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục:
 3.1. Nhiệm vụ chung của các cấp học:
Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị gắn với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”; nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ nhà giáo, nhân viên và cán bộ quản lý giáo dục.
Tăng cường giáo dục truyền thống, lịch sử, văn hoá dân tộc. Đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức, pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật; giáo dục kĩ năng sống, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của học sinh về công tác an ninh trường học, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, ngăn chặn bạo lực trong học sinh. Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục an toàn giao thông. Chăm lo công tác bảo hiểm thân thể, bảo hiểm y tế trong học sinh; quan tâm đúng mức công tác vệ sinh, y tế trường học; phấn đấu 100% trường học có công trình vệ sinh, có nguồn nước sạch đạt tiêu chuẩn và 100% học sinh đều có thẻ Bảo hiểm y tế.
Đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng giáo dục trong tất cả các cấp học góp phần chấn chỉnh nền nếp quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đưa nhiệm vụ tự đánh giá của các cơ sở giáo dục thành nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình đổi mới công tác quản lý giáo dục; phấn đấu đạt mục tiêu 100% các cơ sở giáo dục đều hoàn thành công tác tự đánh giá, 20% các trường được đánh giá ngoài.
Nâng cao trách nhiệm của Hiệu trưởng các nhà trường và chính quyền địa phương trong quản lý thu, chi tại cơ sở giáo dục, xử lý nghiêm các vi phạm, chấm dứt tình trạng lạm thu trong trường học. Tổ chức bàn giao và đăng ký chất lượng giảng dạy cho mỗi cán bộ, giáo viên ngay từ đầu năm học.
Thực hiện tốt hướng nghiệp, phân luồng sau tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông, đa dạng hóa phương thức học tập đáp ứng nhu cầu nhân lực, tạo cơ hội học tập suốt đời cho người dân.
3.2. Giáo dục Mầm non
  Thực hiện tốt Chương trình giáo dục mầm non và Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.
 Tăng tỷ lệ huy động trẻ đến trường (nhà trẻ từ 20-22%, mẫu giáo 93-95%), tập trung ưu tiên cho mẫu giáo 5 tuổi (đảm bảo đạt 100%). Tăng tỷ lệ trẻ được ăn bán trú  trong các trường mầm non. Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở thể nhẹ cân xuống dưới 4,5% và ở thể thấp còi dưới 5,5%. Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ trong các trường mầm non.
Tăng cường quản lý các trường mầm non. Tiếp tục mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm định chất lượng trường mầm non. Đẩy mạnh xã hội hoá nhằm huy động các nguồn lực chăm lo phát triển giáo dục mầm non.
Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng hệ thống trường mầm non đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia; trong năm học, phấn đấu có thêm 2 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
 
3.3. Giáo dục Tiểu học
Tiếp tục chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy và học gắn với đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực người học; thực hiện tốt việc đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư số 30/2014/TT- BGDĐT.  
Nâng cao chất lượng dạy học 2 buổi/ngày. Chú trọng dạy học theo hướng phân hóa đối tượng nhằm bồi dưỡng học sinh có năng khiếu ở các môn học, phụ đạo, kèm cặp, giúp đỡ học sinh yếu kém ngay từ đầu năm học để giảm tỷ lệ học sinh yếu kém, tăng tỷ lệ học sinh khá, giỏi; tổ chức tốt việc ăn bán trú ở những nơi có điều kiện. Tiếp tục thực hiện hiệu quả mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN). Áp dụng dạy học tiếng Việt lớp 1 theo tài liệu Công nghệ giáo dục có hiệu quả và chất lượng.
Chỉ đạo các trường tăng cường tích hợp, lồng ghép các nội dung của các cuộc vận động, các phong trào thi đua vào các môn học, các hoạt động giáo dục; đổi mới phương thức hoạt động giáo dục theo chủ điểm, giáo dục truyền thống, xây dựng nếp sống văn hoá, kỷ cương nề nếp; tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể, giáo dục NGLL, tạo môi trường học tập thân thiện, tích cực và hiệu quả.
          Tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, những nơi đủ điều kiện tổ chức dạy học theo chương trình 4 tiết/tuần của Bộ, đặc biệt chú trọng bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên để đáp ứng được yêu cầu dạy học theo chương trình mới.
          Tích cực phát hiện những học sinh có năng khiếu ở các môn học để có định hướng và bồi dưỡng tạo điều kiện cho năng khiếu của các em phát triển. Tổ chức tốt các cuộc thi, giao lưu ở các môn học, môn năng khiếu, thi OLYMPIC Toán và Tiếng Anh qua mạng từ cấp trường đến cấp quốc gia.
Triển khai và hoàn thiện công tác tự đánh giá ở tất cả các trường học, phấn đấu có thêm 30% trường được Sở đánh giá ngoài.
          Chỉ đạo các trường làm tốt công tác xã hội hóa để bổ sung CSVC đảm bảo đủ điều kiện cho dạy và học theo yêu cầu; tăng cường mua sắm những dụng cụ, đồ dùng thiết yếu phục vụ dạy và học; xây dựng trường học an toàn, xanh, sạch, đẹp và thân thiện.
3.4. Giáo dục trung học cơ sở
Tiếp tục chỉ đạo các nhà trường xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục phù hợp điều kiện thực tế địa phương; thực hiện có hiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá, đổi mới sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn; tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông phù hợp với từng đối tượng học sinh; thực hiện tích hợp ở một số nội dung môn học và các hoạt động giáo dục. Làm tốt công tác phân luồng, định hướng nghề nghiệp trong các trường THCS; tăng cường giáo dục đạo đức, giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh.
Tích cực triển khai công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu kém ngay từ đầu năm học để giảm tỷ lệ học sinh yếu kém và học sinh bỏ học, tăng tỷ lệ học sinh khá, giỏi; nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi. Tổ chức tốt Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường; chọn và bồi dưỡng đội truyển dự thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.
Chỉ đạo các trường THCS có điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày theo công văn số 7291/BGDĐT-GDTrH ngày 01/10/2010 của Bộ GD&ĐT. Tăng cường tổ chức các Hội thi, giao lưu VHVN TDTT, Hội thi nói tiếng Anh, hướng dẫn và thu hút nhiều học sinh THCS nghiên cứu, sáng tạo khoa học kỹ thuật.
Triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình trường học mới Việt Nam tại 2 trường THCS. Nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học ngoại ngữ trong trường phổ thông theo Kế hoạch dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010-2020. Tổ chức các kỳ thi an toàn, nghiêm túc, đảm bảo khách quan, phản ánh đúng chất lượng dạy và học.
Xây dựng và củng cố hệ thống trường chuẩn quốc gia, phấn đấu trong năm học có thêm 2 trường THCS đạt chuẩn quốc gia (THCS Phúc Thành, THCS Phú Hồng).
3.5. Giáo dục trung học phổ thông, Giáo dục chuyên nghiệp.
Thực hiện đúng chức năng quản lý nhà nước đối với các trường trên địa bàn huyện;
Chăm lo công tác giáo dục đạo đức, giáo dục kỷ năng sống cho học sinh; tăng cường công tác bồi dưỡng HSG, phụ đạo học sinh yếu;
Đẩy mạnh công tác phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông. Đa dạng hóa ngành, nghề đào tạo đáp ứng nhu cầu học của học sinh và nhu cầu của thị trường lao động. Chú trọng chất lượng đào tạo, đặc biệt là lao động có chất lượng cao.
          4. Chăm lo đầu tư cho phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý. tăng cường cơ sở vật chất trường học
  Tổ chức cho cán bộ quản lý và đội ngũ nhà giáo, nhân viên học tập Nghị quyết đại hội Đảng các cấp và các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước. Nâng cao nhận thức chính tri, tư tưởng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ nhà giáo để thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
  Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý theo chuẩn Giáo viên, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng gắn với hiệu quả công việc được giao.
 Đánh giá, rà soát nhu cầu giáo viên gắn với qui hoạch mạng lưới trường học, qui hoạch cán bộ quản lý; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, thực hiện  luân chuyển cán bộ quản lý và giáo viên. 
Thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm cán bộ, giáo viên, nhân viên vi phạm kỷ luật, đặc biệt là vi phạm chính sách về DS-KHHGĐ.
Chăm lo công tác Đảng, công tác chính trị, tư tưởng trong các nhà trường, phấn đấu trong năm học kết nạp được 60 đến 70 đảng viên mới.
5. Tăng cường cơ sở vật chất trường học:     
  Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho các trường học. Ưu tiên các trường học thực hiện chương trình giáo dục mới. Quan tâm xây dựng phòng thực hành bộ môn, phòng học ngoại ngữ, vi tính, phòng chức  năng, thư viện, phòng đọc… theo yêu cầu giáo dục trong giai đoạn mới.
  Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, vận động nhân dân ủng hộ xây dựng cơ sở vật chất trường học nhằm huy động nguồn lực xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
Với sự quan tâm của Sở Giáo dục và Đào tạo, sự lãnh đạo của Huyện ủy, sự của quản lý HĐND và UBND huyện, sự phối hợp của các cấp, các ngành, các đoàn thể, các địa phương, toàn ngành phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2016-2017, tiếp tục đổi mới căn bản và toàn diện sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Đồng thời đưa Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đi vào cuộc sống, đáp ứng tốt hơn yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho quê hương, đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.           
         
Nơi nhận:                                                                                     TM. UBND HUYỆN          
- VP Sở GDĐT (b/c);                                                                  KT. CHỦ TỊCH
- Thường trực huyện ủy, HĐND, UBND huyện (b/c);                         PHÓ CHỦ TỊCH
- VP huyện ủy, Ban TG, VP HĐND-UBND huyện (b/c);        
- Ông Hoàng Danh Truyền –PCT UBND huyện (b/c);
- Lãnh đạo ngành (C/đ);
- Các trường MN,TH,PTCS, THCS và THPT;
- Lưu.
 
                                                                               Hoàng Danh Truyền
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SO VỚI CHỈ TIÊU ĐỀ RA CỦA NĂM HỌC 2015-2016
 
TT Nội dung Chỉ tiêu Thực hiện Kết quả
I Cấp học Mầm non      
1 Huy động cháu nhà trẻ 19-20% 20% Đạt
2 Huy động học sinh Mẫu giáo 90-93% 93% Đạt
3 Tỷ lệ suy dinh dưỡng 8.7% 7.3% Đạt
5 Xếp loại tốt về chuyên môn 85-90% 90% Đạt
6 Tỷ lệ GV cán bộ QL có SKKN bậc 3 25% 31.7% Đạt
7 SKKN cấp tỉnh 3-5 0 Không đạt
8 Phổ cập Trẻ 5 tuổi 39 xã 39 Đạt
9 Giảng dạy trên máy vi tính 50% 70% Đạt
10 Trường chuẩn quốc gia 2 trường 1 Không đạt
11 Đánh giá ngoài đạt tiêu chuẩn chất lượng 2 trường 2 Đạt
II Cấp học Tiểu học      
1 Huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 100% 100% Đạt
2 Học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình 99.9% 99.9% Đạt
3 Học sinh lên lớp thẳng 99% 99.2% Đạt
4 Chất lượng Giáo dục đại trà tăng 1-1.2% 1.05% Đạt
5 Trường học tin học 40% 50% Đạt
6 Trường dạy học ngoại ngữ 4 tiết / tuần 57% 88% Đạt
7 Học sinh tham gia giải toán qua mạng tăng 1.2% 1.2% Đạt
8 Giao lưu Toán, Tiếng anh cấp tỉnh Tốp 3 Tốp 3 Đạt
9 Tỷ lệ GV cán bộ QL có SKKN bậc 3 25% 34% Đạt
10 Tỷ lệ GV cán bộ QL có SKKN cấp tỉnh 3-5 1 Không đạt
12 Phổ cập GDTHĐĐT 100% 100% Đạt
13 Trường chuẩn Quốc gia 2 trường 1 Không đạt
14 Đánh giá ngoài đạt tiêu chuẩn chất lượng 5 trường 6 Đạt
II Cấp học Trung học cơ sở      
1 Hoàn thành CT Tiểu học vào lớp 6 100% 100% Đạt
2 Tốt nghiệp THCS 95.5% 98.9% Đạt
3 Lên lớp thẳng 95% 98% Đạt
4 Học lực loại giỏi tăng 1.2% 1.2% Đạt
5 Học lực loại yếu giảm 0.5% 0.5% Đạt
6 Hạnh kiểm loại tốt, khá tăng 1.5% 1.5% Đạt
7 Hạnh kiểm loại yếu giảm 2% 2% Đạt
8 Trường học tin học 100% 100% Đạt
9 Tỷ lệ GV cán bộ QL có SKKN 25% 40% Đạt
10 Giáo viên dạy giỏi cấp huyện 160 189 Đạt
11 SKKN cấp tỉnh 8-9 0 Không đạt
12 Học sinh tham gia giải TA qua mạng 1.2 lần 1.2 lần Đạt
13 Học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh Tốp 5 Tốp 9 Không đạt
14 Trường đạt chuẩn quốc gia 3 trường 1 trường Không đạt
15 Phổ cập GDTHCS 39 xã 39 Đạt
16 Đánh giá ngoài đạt tiêu chuẩn chất lượng 4 trường 3 Không đạt
IV Cấp học Trung học phổ thông      
1 Huy động học sinh tốt nghiệp THCS 95% 95% Đạt
2 Học sinh giỏi lớp 11 cấp tỉnh Tốp 10 Tốp 6 Đạt
3 Thi tốt nghiệp THPT bình quân 99% 99.35% Đạt
4 Tuyển sinh Đại học Tốp 200    
5 Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia 1 trường 0 Không đạt
V Trung cấp nghề      
1 Học viên học nghề dài hạn 210 Học viên 511 Đạt
2 Học viên học nghề ngắn hạn 580 Học viên 800 Đạt
 
 
 
 

LIÊN KẾT ỨNG DỤNG

Bluesky